10 cách cải thiện EAT để tăng hiệu quả seo website trên Google

EAT là một trong những yếu tố được Google ưu tiên hàng đầu trong việc đánh giá chất lượng của website. Nếu bạn đang thực hiện SEO website, hãy cùng 3T Academy tìm hiểu EAT để có thêm nhiều kiến thức cho kế hoạch công việc sắp tới nhé.

1. EAT là gì?

EAT là cụm từ được viết tắt bởi 3 nguyên tắc sau:

- Expertise (Chuyên môn): Google sẽ đánh giá nội dung mà bạn đăng trên website có dễ hiểu, cập nhật liên tục và đưa ra những thông tin hữu ích hay không.

- Authoritativeness (Thẩm quyền): Google sẽ đánh giá thông tin hiển thị về tác giả có phải là người am hiểu và chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó hay không.

- Trustworthiness (Độ tin cậy): Google sẽ đánh giá những yếu tố bảo mật trang, link nội bộ, tổng quan trang… để xem xét độ tin cậy và uy tín của website.

Tầm quan trọng của EAT đối với website?

  • EAT chính là căn cứ để Google đánh giá điểm tích cực của website, đây là điều mà tất cả website đều cần.
  • Một website đạt được EAT càng cao sẽ dễ dàng xuất hiện thứ hạng cao trên bảng xếp hạng.
  • Một website có nội dung hấp dẫn, đạt được EAT càng cao thì tỷ lệ tiếp cận của khách hàng đến website càng cao.

Google đánh giá EAT như thế nào?

Google sẽ dựa trên 3 tiêu chí cơ bản: chuyên môn, thẩm quyền và độ tin cậy để đánh giá chất lượng của một website.

Về chuyên môn

Thông thường, Google sẽ đánh giá chuyên môn của của một website thông qua nội dung được thể hiện trên đó. Riêng đối với các trang tin tổ chức, cơ quan nhà nước, thương mại điện tử…. Google sẽ đánh giá chuyên môn thông qua bằng cấp, trình độ của tác giả.

Về thẩm quyền

Google sẽ dựa vào tính bản quyền của thông tin để đánh giá về thẩm quyền. Ví dụ, nếu website của bạn là nơi đầu tiên cung cấp một thông tin hữu ích nào đó, Google sẽ kiểm tra và đánh giá website của bạn đạt thẩm quyền cao.

Ngoài ra, Google cũng dựa vào những thông tin như: Tài liệu tham khảo và những đánh giá từ các website khác về bài viết của bạn.

Về độ tin cậy

Độ tin cậy của một website sẽ dựa trên tính hợp pháp, độ chính xác và minh bạch của nội dung trên website. Google sẽ dựa vào việc có ai chịu trách nhiệm trên website để đánh giá độ tin cậy.

Ngoài ra, link nội bộ, chính sách của website… cũng là một trong những yếu tố được Google dùng để đánh giá độ tin cậy.

10 cách cải thiện EAT cho seo website

EAT là một yếu tố quan trọng trong thuật toán của Google. Nếu website của bạn thiếu EAT, sẽ rất khó để Google đánh giá và xếp thứ hạng. Một website có điểm EAT cao mới được xếp hạng tốt. Hãy tham khảo 15 cách cải thiện EAT sau đây để có thể phát triển thứ hạng website.

1. Xây dựng nhiều link liên kết từ các website có độ uy tín, thẩm quyền cao.

Điều này sẽ giúp Google nhận biết website của bạn có độ tin cậy và thẩm quyền cao, từ đó tăng điểm EAT.

Trước hết, bạn cần đầu tư thời gian, nguồn lực để chứng minh mình là người có năng lực chuyên môn bằng cách tạo profile cá nhân và profile công ty trên website, blog và trên các trang mạng xã hội hoặc trên Youtube, Instagram, Linkin…

Tiếp đến, cần xây dựng mối quan hệ với những nhà xuất bản, những người có ảnh hưởng để nhờ họ gắn backlink đến website của bạn.

Bên cạnh gắn backlink, bạn cũng phải làm sao để tên thương hiệu của bạn xuất hiện nhiều trên các website có thẩm quyền cao thông qua các hình thức như bài viết, bài phỏng vấn, podcast, tài trợ sự kiện, video…

>>> Xem thêm: 7 bí quyết seo không cần backlink nhiều vẫn lên Top Google

2. Kiểm tra lại toàn bộ nội dung trên website

Có nhiều website chia sẻ các nội dung đã cũ, không còn phù hợp với tình hình hiện tại, đặc biệt là một số website trong giai đoạn ban sơ thường trình bày những thông tin thiếu tính chuyên nghiệp.  Vì thế, bạn cần có kiểm tra lại tất cả bài viết, rồi bổ sung thêm nội dung thông tin mới cập nhật hoặc nếu thấy không còn cần thiết thì xoá bài viết trên hệ thống.

3. Thêm thông tin tác giả trên tất cả bài viết

Nếu website của bạn là trang tin tức thì bạn cần đưa tên tác giả vào bài viết, bằng cấp, trình độ nếu có.

Lưu ý, khi đưa thông tin tác giả, bạn cũng cần chứng minh trình độ chuyên môn của họ không chỉ qua các chứng chỉ, bằng cấp mà còn cần đăng kèm link các bài viết họ đã thực hiện hoặc liên kết đến website hay Facebook của tác giả.

Nếu trang của bạn là trang bán hàng thì bạn cần cung cấp cho khách hàng cách thức liên hệ và địa chỉ cửa hàng.

Nếu website của bạn không có đầy đủ những thông tin cơ bản này, Google sẽ đánh giá thứ hạng EAT rất thấp.

4. Thuê các chuyên gia có uy tín viết bài

Một trong những cách được các website lựa chọn nhiều nhất hiện nay là thuê những chuyên gia có kiến thức chuyên môn và tầm ảnh hưởng trong một lĩnh vực để biết những bài viết có tính chất chuyên sâu. Điều này sẽ giúp tăng chỉ số đánh giá Google trên website của bạn.

>>> Xem thêm: Chiến lược Seo Content từ A đến Z giúp doanh nghiệp thành công

5. Tiến hành khảo sát khách hàng

Bạn có thể gửi cho khách hàng của mình form khảo sát đánh giá hoặc gọi điện trực tiếp lắng nghe những ý kiến đóng góp của khách hàng.

Hoặc bạn cũng có thể theo dõi những gì mà khách hàng đang nói về bạn trên các forum hay các trang mạng xã hội.

Từ đó tổng hợp lại và cải thiện dần những đánh giá tiêu cực.

6. Đảm bảo đầy đủ thông tin trên trang chủ và trang giới thiệu công ty

Đồng thời, bạn cũng cần trang chủ và trang giới thiệu công ty xem có thiếu hay cần bổ sung thông tin gì nữa không.

Bạn có thể tự đặt các câu hỏi để biết được mình đang thiếu những gì. Ví dụ, trên trang chủ bạn cần xem xét những thông tin bạn cung cấp đã thể hiện tất tần tật kiến thức chuyên môn, hình ảnh, video có đủ tin cậy hay chưa, doanh nghiệp của bạn đã được cấp chứng nhận từ những cơ quan chức năng có thẩm quyền, đội ngũ của bạn có trình độ chuyên môn ra sao…

Với trang giới thiệu công ty, bạn cần nhấn mạnh doanh nghiệp của bạn đang kinh doanh lĩnh vực gì, quy mô như thế nào, số năm kinh nghiệm, lịch sử hình thành và phát triển, uy tín từ cộng đồng, mục đích và giá trị bạn mang lại như thế nào, ai là người đứng đầu….

7. Đảm bảo sự đồng nhất trên nhiều thiết bị

Khách hàng truy cập website của bạn theo nhiều cách, đó có thể là trên desktop, laptop, điện thoại hay máy tính bảng…. Vì thế, bạn cần đảm bảo tất cả thông tin liên hệ của doanh nghiệp đều được đồng nhất và xuất hiện trên tất cả thiết bị.

8. Tiếp nhận và phản hồi đánh giá

Nếu công ty bạn có nhiều đánh giá tích cực trên Facebook, Google sẽ đánh giá cao độ tin cậy website của bạn.

Hãy nhớ, dù đó là nhận xét tiêu cực, bạn vẫn phản hồi bởi vì điều đó sẽ giúp bạn nâng cao sự uy tín cam kết cho cho khách hàng.

Khoá học seo website tại 3T Academy sẽ giúp bạn giải quyết tất tần tật vấn đề để đẩy website lên Top tìm kiếm của Google

9. Cải thiện thời gian khách dành cho website

Nếu nội dung trên website của bạn hấp dẫn và mang lại giá trị cho người đọc, họ sẽ dành nhiều thời gian ở lại website, điều đó sẽ khiến Google ghi nhận và đánh giá cao. Tuy nhiên, Google còn đánh giá dựa trên độ đài của trang, bài viết và lĩnh vực mà bạn hoạt động.

>>> Xem thêm: 8 bí quyết giúp bài viết vừa chuẩn seo vừa hấp dẫn người đọc

10. Thêm thông tin liên lạc lên đầu hoặc chân trang

Bạn cần cung cấp đầy đủ thông tin như địa chỉ, số điện thoại, email … trên trang chủ website, nếu có thêm ô chat thì càng tốt.

Ngoài ra, nếu website của bạn là một trang thương mại điện tử thì bạn cần thêm các điều khoản như hướng dẫn mua hàng, chính sách bảo hành, đổi trả, bảo mật thông tin….

EAT ngày càng là có vai trò quan trọng để Google đánh giá chất lượng website. Qua bài viết trên, 3T Academy mong rằng bạn có thể cải thiện thứ hạng website doanh nghiệp và có được vị trí mong muốn trên Google.

Nếu bạn còn cần thêm thông tin để đưa thực hiện một chiến dịch seo website thành công, hãy tham gia ngay khoá học seo website của chúng tôi.

--------------------------

Đào tạo Marketing 3T Academy

Địa chỉ: Căn Shophouse SH11, Toà nhà The Manor Crown, 62 Tố Hữu, Phường Xuân Phú, TP Huế

Hotline: 0935 240 687